Làng văn hóa Trường Lưu
- Chi tiết
- Chuyên mục: Giới thiệu sách mới
- Thứ ba, 04-10-2022, 02:45
- Lượt xem: 1535
Tác giả: TS. Nguyễn Huy Mỹ
Nhà xuất bản: Đại học Vinh; Năm xuất bản: 2020
Khổ sách: 15 x 21cm; Số trang: 355tr.
Làng văn hóa Trường Lưu là làng có nhiều di sản vật thể, phi vật thể có giá trị lớn với di sản tư liệu ký ức tầm quốc tế, là nơi giao thoa các giá trị văn hóa của Đông Bắc Á trong một quá trình lịch sử lâu dài.
Làng Trường Lưu bao gồm bốn thôn: Đông Thạc, Phúc Trường, Phượng Sơn, Tân Tiến và một phần của thôn Quỳnh Sơn của xã Trường Lộc cũ, với diện tích 362,4 ha (3,624km2), 547 hộ với 1644 nhân khẩu thuộc 23 chi họ Nguyễn Huy và 14 họ khác như Nguyễn Xuân, Trần Huy, Nguyễn Thanh, Trần Văn …
Cuối năm 2019 đầu năm 2020, ba xã Kim Lộc, Song Lộc và Trường Lộc sáp nhập thành xã Kim Song Trường, làng Trường Lưu vẫn giữ nguyên các thôn với diện tích và dân số nêu trên.
Làng được Thủy tổ họ Nguyễn Huy là Nguyễn Uyên Hậu cùng cư dân bản địa các Làng Tràng, Làng Vạc, Kẻ Đò, … lập và đặt tên từ giữa thế kỷ XV.
Tới đầu thế kỷ XVIII, các danh nhân Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Xuân Mậu, Trần Huy Báu … đã cùng dân làng xây dựng Trường học Phúc Giang, nơi có hàng ngàn người theo học, đã đào tạo hơn 30 vị tiến sĩ, trong đó có nhiều danh nhân đất nước, gây ảnh hưởng lớn…, làng Trường Lưu là Trung tâm văn hóa lớn nhất nước thời đó.
Hệ thống di sản vật thể bao gồm 4 di tích cấp quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh cùng 37 nhà thờ các dòng họ, nhà cổ… Di sản phi vật thể Hát phường vải, một phần của Ví Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh năm 2014, các tác phẩm văn học chủ chốt trong Văn phái Hồng Sơn. Nhiều Di sản tư liệu ký ức tầm quốc gia và quốc tế như: “Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ” được UNESCO vinh danh năm 2016 và 2018.
Sách được chia làm ba phần; mỗi phần có ba chương.
Phần A. Giới thiệu vùng đất đẹp và người giỏi ở Trường Lưu, chính điều đó cùng với việc giao lưu rộng rãi trong và người nước, đã mang những tinh tú văn hóa về để tạo nên một làng văn hóa.
Phần B. Giới thiệu các di sản văn hóa Trường Lưu, bao gồm vật thể, phi vật thể có giá trị Di sản tư liệu ký ức tầm thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Phần C. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở Trường Lưu, các giá trị tiêu biểu mang tính toán cầu, giao lưu quốc tế, cũng như khả năng nâng cấp các di sản tư liệu và đề cử Di sản văn hóa thế giới.
Xin trân trọng gới thiệu cùng bạn đọc!
Nguyễn Đức Cảnh
Các bài khác trong Giới thiệu sách mới
- Người lính Điện Biên kể chuyện 10 Tháng 4 2024
- Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng 07 Tháng 4 2024
- Thiên sử vàng Điện Biên Phủ 15 Tháng 3 2024
- Tìm Lại Làng Việt Xưa 29 Tháng 1 2024
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước 24 Tháng 1 2024
- Tu giữa đời thường- Minh triết phương Đông trong đời sống hiện đại 11 Tháng 1 2024
- Lắng nghe thấu cảm 08 Tháng 1 2024
- Trí tuệ làm giàu của người Do Thái 04 Tháng 1 2024
- Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới 12 Tháng 12 2023
- Siêu nhí hỏi - Nhà khoa học trả lời 11 Tháng 12 2023